Bên trong Israel,ưỡivớxổ số bình thuận cuộc thăm dò mới cho thấy 64% người dân lo cho sự an toàn của bản thân, trong bối cảnh tên lửa liên tục bị bắn vào nước này. Các quan chức an ninh tin rằng một số tay súng Hamas có thể vẫn đang lẩn trốn trong lãnh thổ Israel để chuẩn bị cho một đợt oanh tạc mới.
Dù người dân Israel không phủ nhận xung đột nổ ra ngày 7.10 là kết quả của những đợt giao tranh đẫm máu giữa 2 bên trong quá khứ, họ vẫn coi cuộc tấn công của Hamas là một phần của xu hướng bài Do Thái.
Trong khi đó, bên ngoài Israel, nhiều người nhìn mọi thứ theo cách khác. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nói việc Hamas dân thường không xảy ra vô cớ. Ông nói thêm rằng người dân Palestine đã phải trải qua 56 năm căng thẳng với Israel.
Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc Gilad Erdan đã rất phẫn nộ trước quan điểm trên và yêu cầu ông Guterres từ chức, theo Reuters. Ngay cả ông Benny Gantz, lãnh đạo đảng đối lập ở Israel cũng phản đối phát biểu của người đứng đầu Liên Hiệp Quốc. Đây được cho là một trong những lần đoàn kết hiếm hoi giữa các phe phái chính trị ở Israel.
Đức, quốc gia đã nhanh chóng thể hiện sự ủng hộ đối với Israel kể từ đầu xung đột, cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ ông Guterres.
Ngoài ra, khi các máy bay chiến đấu của Israel bay trên bầu trời Gaza, sự ủng hộ dành cho nước này cũng suy yếu. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 25.10 đã hủy chuyến thăm Israel dự kiến diễn ra vào cuối năm nay và nói thêm rằng Hamas "không phải là một tổ chức khủng bố" và phản đối việc giết hại trẻ em. Nước này cũng tạm dừng kế hoạch hợp tác năng lượng với Israel.
Trong các quốc gia theo đạo Hồi, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cũng nói rằng không có nhà lãnh đạo Hồi giáo nào nghĩ rằng các sự kiện ở Gaza sẽ được giải quyết dễ dàng. Theo ông, Israel "đã trở nên quá kiêu ngạo với sự hỗ trợ của Mỹ và châu Âu".
Bên cạnh đó, nhiều người cũng phản đối việc Israel gọi Hamas là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) mới và tuyên bố sẽ tiêu diệt nhóm này.
Bà Lina Khatib, Giám đốc Viện Trung Đông SOAS (Anh) nói rằng việc gọi Hamas là IS mới không chỉ không chính xác về mặt phân tích mà còn có nguy cơ khiến tất cả người dân ở Gaza trở thành mục tiêu bị tấn công.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đang kêu gọi ngừng bắn để cho phép thêm viện trợ vào Gaza. Tuy nhiên, phía Israel đang thắt chặt quá trình này nhằm đảm bảo Hamas không thu được bất kỳ lợi ích nào. Việc kiểm tra từng xe tải đã khiến viện trợ mất thêm nhiều thời gian mới đến được với những người đang thiếu thức ăn và thuốc men trầm trọng.
Hơn nữa, khi mối lo ngại ngày càng tăng rằng lực lượng Hezbollah ở Li Băng có thể tấn công từ phía bắc, nhiều người Israel đã tính đến việc di tản sang Mỹ hoặc châu Âu trong một thời gian. Tuy nhiên, những người khác lo ngại các cuộc biểu tình chống Israel trên khắp các thành phố phương Tây khiến họ cảm thấy ở nước ngoài thậm chí còn kém an toàn hơn ở trong nước.